Để có một làn da trắng sáng rạng ngời và khỏe mạnh, việc tẩy tế bào chết là hết sức quan trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tần suất tẩy da chết phù hợp là từ 1- 2 lần mỗi tuần. Hãy theo chân Nature Book để hiểu rõ hơn về cách thức tẩy tế bào chết đúng cách nàng nhé.
Lớp tế bào chết trên mặt thường gây ra sự cản trở việc hấp thu dinh dưỡng của da và trở thành nguyên nhân gây mụn, xỉn màu da,... Dưới đây sẽ là cách tẩy tế bào chết cho từng loại da:
Tẩy tế bào chết cho da khô
Tẩy tế bào chết cho da khô vô cùng quan trọng, bởi nếu bạn dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết sai cách, da sẽ rất dễ bị tổn thương và khó phục hồi. Với làn da khô, không nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm tẩy da chết cơ học (vật lý). Thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm có thành phần thuộc nhóm alpha hydroxy acid, chẳng hạn như acid glycolic lành tính an toàn mà không gây thương tổn cho da.
Nên sử dụng các sản phẩm có tính năng bổ sung độ ẩm, tái tạo tế bào da, tăng khả năng phục hồi thương tổn và độ đàn hồi cho da.
Tẩy tế bào chết cho da dầu
Tẩy tế bào chết cho da dầu đơn giản và dễ dàng hơn nhiều lần so với da khô. Với da dầu bạn có thể thoải mái sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết theo phương pháp hóa học hoặc vật lý mà không cần lo da quá khô.
Tuy nhiên, việc lựa chọn các sản phẩm kết hợp các tính năng như tái tạo da, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi luôn cần thiết.
Tẩy da chết cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp luôn là loại da khó chăm sóc, da hỗn hợp sẽ có vùng dầu ở khu vực chữ T ( gồm trán, mũi và cằm) và vùng da khô ( thường ở 2 bên má).
Bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm có tính chất vật lý nhẹ nhàng ở toàn bộ vùng da mặt và nên sử dụng thêm các sản phẩm tẩy da chết dạng hóa học cho da vùng dầu vào lần tẩy da chết sau.
→ Lưu ý, bạn không nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết trong 1 ngày vì như vậy sẽ rất dễ gây kích ứng cho da.
Ngoài da để tránh da khô và tổn thương, cần sử dụng kem dưỡng ngay cho vùng da khô sau khi tẩy tế bào chết.
Đừng quên thấu hiểu làn da của mình trước khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da bạn nhé. Với những chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về cách tẩy tế bào chết cho từng loại da. Chúc bạn có những kiến thức thật bổ ích trong cẩm nang làm đẹp của mình.