Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây ra nám da ở chị em phụ nữ.
Đặc biệt, trong quá trình mang thai và sau sinh nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi một cách đáng kể. Đó cũng là lý do rất nhiều chị em phụ nữ bị nám da trong quá trình sinh nở.
Nám da khi đang mang thai
Nám da khi đang mang thai còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Các biểu hiện nám da thường thấy là tình trạng da xuất hiện nhiều mảng tối và nhiều đốm nâu, phân bố một cách không đều trên gương mặt. Chủ yếu là các vị trí như má, mũi, trán, môi.
Nguyên nhân nám da khi mang thai
Nám da khi mang thai có nguyên nhân do nồng độ estrogen tăng cao, gây ra mất cân bằng việc sản sinh hắc sắc tố melanin trên da.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra những vết thâm đen đậm ở bụng dưới, núm vú, nốt ruồi ở mẹ bầu.
Đối với những người phụ nữ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tình trạng nám da thường sẽ nặng nề hơn.
Một số phương pháp giảm nám khi đang mang thai
Chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp giảm nám an toàn khi mang thai như sau:
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày:
Các mẹ bầu nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Việc này sẽ giúp bảo vệ da khỏi các tia UVA và UVB của ánh mặt trời.
Nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng chỉ số chống nắng từ SPF 30 trở lên và ưu tiên những loại kem chống nắng vật lý có chứa titanium và chứa kẽm oxi.
Sử dụng mũ rộng vành và quần áo chống nắng:
Khi ra bên ngoài, các mẹ bầu nên bảo vệ làn da bằng mũ rộng vành và áo chống nắng. Tránh việc làn da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bên ngoài. Đồng thời cũng hạn chế tối đa thời gian ở ngoài nắng, đặc biệt là những thời gian có chỉ số tia tử ngoại cao từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Không nên tẩy lông bằng sáp:
Nhiều mẹ bầu có thói quen tẩy lông bằng sáp, điều này khiến da có thể bị viêm da, tăng tình trạng nám sạm trên da.
Sử dụng kem dưỡng chống nám cho da: Nếu các vết nám gây ảnh hưởng quá lớn đối với các mẹ bầu, thì các mẹ bầu nên sử dụng các loại kem chống nám từ sớm. Nên lựa chọn các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho thai nhi.
Nám da sau khi sinh
Trên thực tế, sau khi sinh tình trạng nám da ở nhiều mẹ bầu có thể tự được cải thiện, thậm chí là biến mất hoàn toàn khỏi da. Thời gian mờ nám này có thể kéo dài trong vòng 1 năm kể từ sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ sau khi sinh lại có tình trạng nám tăng mạnh và lan rộng.
Nguyên nhân gây ra nám sau khi sinh
Một số nguyên nhân gây ra nám sau khi có thể kể đến như:
- Do sự thay đổi của nội tiết tố estrogen. Lượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm khi mang thai vẫn chưa thể trở về mức cân bằng.
- Do việc sử dụng thuốc tránh thai, miếng tránh thai hay vòng tránh thai sau khi sinh quá nhiều
- Do ảnh hưởng tâm lý sau sinh. Căng thẳng quá mức, stress kéo dài, áp lực tâm lý,… Cũng là yếu tố tiềm tàng khiến nhan sắc xuống sắc, làn da thâm xỉn và thúc đẩy cho việc hình thành nám da.
- Do không chú ý chăm sóc da. Đa phần các mẹ sau khi sinh thường không chăm chút đến làn da như trước bởi khoảng thời gian trước đây được coi là rảnh rỗi giờ bị con yêu “chiếm lĩnh”. Kết quả là làn da xỉn màu, thâm sạm, xuất hiện các vết nám mất thẩm mỹ.
Điều trị nám sạm cho phụ nữ sau sinh
Để khắc phục tình nám sạm sau sinh, bạn có thể liên hệ tới các bác sĩ da liễu để được tư vấn một cách chi tiết và hiệu quả về quá trình điều trị nám. Thông thường, một số hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn điều trị nám là Arbutin, Niacinamide, Tretinoin,... Những thành phần này sẽ an toàn cho mẹ và bé.
Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh bị nám cũng luôn cần phải duy trì việc bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại của mặt trời. Đảm bảo các bước bảo vệ da một cách đầy đủ từ bên trong tương tự như điều trị nám trong thời gian mang thai.
Để nám da không phải là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu đang mang thai và mẹ sau sinh, hãy bảo vệ làn da trong thời gian sớm nhất. Liên hệ ngay tới Nature Book để được tư vấn cụ thể nhất về quy trình ngăn ngừa và điều trị nám nhé.